Làm thế nào để dễ dàng nâng những cỗ máy nặng hàng tấn từ mặt đất lên cao? Một thiết bị không thể thiếu cho công việc này chính là kích thủy lực. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong quá trình chuyển kho xưởng. Vậy kích thủy lực là gì? Cấu tạo của nó như thế nào? Và vai trò của nó ra sao trong việc chuyển kho xưởng? Hãy cùng Tiến Phát tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực (hay còn gọi là con đội thủy lực) là thiết bị dùng để nâng hạ các vật có kích thước và khối lượng lớn, từ 1 tấn, 2 tấn đến hàng chục hay thậm chí hàng trăm tấn. Nhờ công dụng này, kích thủy lực được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như xây dựng, sửa chữa ô tô, hàng hải, sửa chữa máy móc công nghiệp,…
Các loại vật nặng như ô tô, xe tải, khối kim loại, bê tông, máy CNC, máy dập, máy đột dập,… đều có thể được nâng hạ dễ dàng nhờ vào kích thủy lực, giúp thuận tiện trong quá trình bảo trì, sửa chữa hoặc hỗ trợ đưa xe nâng, xe cẩu vào để di dời máy đến vị trí hoặc địa điểm khác một cách an toàn và chính xác.
Xem thêm: Các phương tiện, thiết bị được sử dụng để chuyển kho xưởng.
Kích thủy lực có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của kích thủy lực gồm có các bộ phận chính sau:
- Piston: Là trục nằm bên trong xi-lanh. Khi dầu được nén, piston sẽ di chuyển và nâng vật nặng lên cao.
- Xi-lanh: Đây là bộ phận chính của kích thủy lực, nơi dầu được nén lại để tạo ra áp lực.
- Van điều khiển: Có chức năng kiểm soát tốc độ nâng hạ bằng cách mở hoặc đóng piston để cho hơi khí đi vào đường ống tạo áp lực trong xi lanh để nâng lên hoặc giải phóng áp lực trong xi lanh để piston hạ xuống.
- Bơm thủy lực: Dùng để đẩy dầu từ bình chứa vào xi-lanh, tạo áp lực để đẩy piston lên. Bơm thủy lực có thể là bơm tay hoặc bơm điện, tùy vào loại kích thủy lực.
- Bình chứa dầu: Là nơi chứa dầu thủy lực, thường được làm bằng thép hoặc vật liệu chịu được áp lực cao. Dầu sẽ được bơm vào xi-lanh khi nâng lên và quay trở lại bình khi hạ xuống.
- Ống dẫn dầu: Là ống kết nói bình chứa dầu, bơm, xi lanh và van điều khiển.
- Cần bơm (tay cầm): Dùng để bơm thủy lực bằng tay. Một số kích thủy lực dùng động cơ điện thay vì tay cầm.
Ngoài các bộ phận chính trên, kích thủy lực còn có thể có các bộ phận khác như van an toàn, đồng hồ đo áp suất, phớt chắn dầu, đầu kích thủy lực,…
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực dựa trên định luật Pascal, tức là khi áp lực được tác động lên dầu trong một không gian kín, áp suất sẽ được truyền đi mà không thay đổi, giúp tạo ra lực lớn hơn để nâng các vật có khối lượng lớn mà không cần tốn quá nhiều sức lực đầu vào. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất là cơ chế hoạt động của kích thủy lực như một khẩu súng nước.
Cơ chế nâng lên và hạ xuống của kích thủy lực hoạt động bằng Piston (cơ chế được thể hiện theo sơ đồ bên dưới):
- Cơ chế nâng lên: Khi piston 2 dịch chuyển 1 đoạn (L1) xuống dưới, van 3 sẽ bị đóng lại. Đồng thời, dầu trong bình chứa 1 sẽ di chuyển vào xi-lanh và qua van 4. Khi đó piston 6 trong xilanh sẽ nâng vật lên 1 đoạn (L2).
- Cơ chế hạ xuống: Khi piston 2 di chuyển lên phía trên, van 4 đóng lại. Nếu muốn hạ vật nặng và piston xuống, chúng ta cần phải hạ khóa 5 để giúp thông bình chứa dầu và xi lanh nhằm giải phóng áp lực trong xi lanh.
Các loại kích thủy lực phổ biến
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
- Kích thủy lực bơm bằng tay
- Kích thủy lực dùng hơi
- Kích thủy lực dùng điện
Phân loại theo kiểu dáng
- Kích thủy lực chai
- Kích thủy lực móc
- Kích thủy lực sàn
- Kích thủy lực rỗng tâm
- Kích thủy lực lùn
- Kích thủy lực cá sấu
- Kích thủy lực cắt kéo
Phân loại theo chiều nâng
- Kích thủy lực 1 chiều
- Kích thủy lực 2 chiều
Phân loại theo tải trọng nâng
- Kích thủy lực 500kg, 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 200 tấn, 500 tấn, 800 tấn, 1000 tấn.
Ứng dụng của kích thủy lực trong chuyển kho xưởng, di dời máy móc
Kích thủy lực được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhất là ngành cơ khí, và đây cũng là công cụ quan trọng khi thực hiện chuyển kho xưởng, di dời nhà máy, cụ thể như:
- Nâng máy móc, thiết bị lên khỏi mặt đất hoặc bệ đỡ, giúp tạo khoảng trống để sửa chữa hoặc thuận tiện đưa xe nâng, xe cẩu vào để di dời và vận chuyển.
- Nâng hạ để tháo lắp các bộ phận của máy móc, thiết bị trong sản xuất cơ khí.
- Điều chỉnh, căn chỉnh độ cao và vị trí của máy móc trong kho xưởng.
- Tháo dỡ và lắp đặt các kết cấu nhà xưởng như cột, dầm.
- Kết hợp với con lăn để di chuyển máy móc trong không gian hẹp hay các khu vực có trần thấp.
Kết luận
Kích thủy lực là một công cụ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp như ô tô, hàng hải, xây dựng và sửa chữa máy móc, cho phép nâng hạ các vật quá khổ quá tải một cách dễ dàng và an toàn. Với kích thủy lực, chỉ cần một hoặc hai người là có thể nâng vật nặng dễ dàng, tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực.