Khi bạn nắm vững cách tính CBM, bạn có thể dễ dàng tính ra được cước chi phí vận chuyển hàng hóa, ngoài ra có thể lựa chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp.
Vậy CBM là gì ? Cách tính CBM như thế nào ? Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính CBM chính xác và hiệu quả nhất.
CBM là gì?
CBM là viết tắt của “Cubic Meter” (mét khối), là đơn vị đo thể tích tiêu chuẩn. Trong vận tải và logistics, CBM được dùng để đo không gian mà một hàng hóa chiếm. Một CBM tương đương với thể tích của một khối lập phương có kích thước mỗi cạnh là một mét.
Trong vận chuyển thì CBM là đơn vị dùng để đo khối lượng quy đổi và kích thước 3 chiều của hàng hóa, từ đó tính ra chi phí chuyển hàng.
Đặc biệt, trong lĩnh vực vận chuyển container thường hoặc một số container đặc biệt như Cont OT, Cont FR, việc sử dụng công thức CBM giúp đảm bảo quyền lời cho đơn vị vận tải và khách hàng.
Cách tính CBM
Công thức tính CBM cơ bản được tính theo đơn vị mét như sau:
- Đối với đơn vị tính là m: CBM (m³)= (Dài x Rộng x Cao) x Số lượng kiện hàng
Ví dụ: Trong một dự án di dời máy móc mà Tiến Phát thực hiện như sau: Chúng tôi cần di dời và vận chuyển 3 kiện hàng máy CNC bằng đường bộ, các kiện hàng đều có kích thước bằng nhau.
- Chiều dài: 2.5m
- Chiều rộng: 1.8m
- Chiều cao: 1.6m
Theo công thức: CBM (m³) = (dài x rộng x cao) x số lượng kiện hàng = (2.5 x 1.8 x 1.6) x 3 = 21.6 m³
Công thức tính CBM theo đơn vị cm
- Đối với đơn vị tính là cm: CBM (m³)= [(Dài x Rộng x Cao) x Số lượng kiện hàng] / 1000000
Ví dụ: Ta có 10 kiện hàng, mỗi kiện có các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao tương ứng là 55cm, 25cm, 30cm. Áp dụng công thức tính số khối, ta có CBM = [(55 x 25 x 30) x 10] / 1000000 = 0.4125 (cbm)
Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg:
- Trong đường bộ: 1 CBM = 333 Kg
- Trong đường biển thì 1 CBM = 1000 Kg
- Trong đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
Việc quy đổi CBM sang Kg giúp tính toán chi phí vận chuyển hợp lý, đặc biệt là đối với những mặt hàng có khối lượng riêng nhẹ nhưng chiếm nhiều diện tích chẳng hạn như bông gòn, bỉm, giấy…
Cách tính CBM trong vận chuyển đường bộ
Trong vận tải đường bộ, việc tính CBM cũng tuân theo công thức chung như trên, giúp xác định diện tích hàng hóa chiếm dụng trên xe tải, xe container và hỗ trợ tính toán cước phí vận chuyển.
Công thức tính CBM đường bộ:
CBM = (Dài x Rộng x Cao) x Số lượng kiện hàng (Đơn vị CBM)
CBM = [(Dài x Rộng x Cao) x Số lượng kiện hàng] x 333 (Đơn vị Kg)
Ví dụ: Vận chuyển và di dời 2 kiện máy dập với các kích thước sau: Dài (4m) x Rộng (2,5m) x Cao (3,5m). Theo công thức ta có:
CBM (m³) = (4 x 2.5 x 3.5) x 2 = 70 cbm
CBM (Kg) = [(4 x 2.5 x 3.5) x 2] x 333 = 23310 Kg
Một lưu ý quan trọng để tính chính xác CBM cho một kiện hàng hóa là bạn phải đảm bảo rằng các kích thước đo lường đều được quy đổi sang mét (m) trước khi tính toán.
Cách tính CBM trong vận chuyển đường biển (hàng sea)
Cước vận chuyển đường thủy (SEA) sẽ được tính bằng cách so sánh trọng lượng thể tích và trọng lượng thực tế của hàng. Nếu trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng hàng thì cước vận chuyển sẽ được tính theo trọng lượng thể tích.
Ví dụ:
Để minh họa cách tính CBM trong vận chuyển đường biển, ta lấy ví dụ về một lô hàng gồm 10 kiện hàng, mỗi kiện có kích thước như sau:
- Chiều dài: 120 cm
- Chiều rộng: 80 cm
- Chiều cao: 70 cm
- Trọng lượng: 110 kg
Các bước tính CBM và xác định cước phí:
Bước 1: Quy đổi đơn vị:
Đổi các kích thước sang mét: 120 cm = 1.2 m, 80 cm = 0.8 m, 70 cm = 0.7 m.
Bước 2: Tính thể tích một kiện hàng (CBM):
CBM = 1.2 m x 0.8 m x 0.7 m = 0.672 m³
Bước 3: Tính tổng thể tích lô hàng:
Tổng CBM = 0.672 m³/kiện x 10 kiện = 6.72 m³
Bước 4: Tính trọng lượng thể tích:
Trong vận tải đường biển, 1 CBM tương đương với 1000 kg.
Trọng lượng thể tích = 6.72 m³ x 1000 kg/m³ = 6720 kg
Bước 5: So sánh trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích:
Trọng lượng thực tế của lô hàng là: 110 kg/kiện x 10 kiện = 1100 kg
Vì trọng lượng thể tích (6720 kg) lớn hơn trọng lượng thực tế (1100 kg) nên cước phí vận chuyển sẽ được tính dựa trên trọng lượng thể tích.
Đọc thêm: Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển
Cách tính CBM trong vận chuyển đường hàng không (hàng Air)
Đối với đường hàng không, nếu trọng lượng thể tích nhỏ hơn trọng lượng thực tế thì chúng ta sẽ tính chi phí vận chuyển hàng Air theo trọng lượng thực tế.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Công ty Tiến Phát sau khi hoàn thành dự án di dời kho xưởng, cần chuyển 4 kiện hàng từ Tp.HCM ra Hà Nội bằng đường hàng không (Air). Với thông số của các kiện như sau:
- Chiều dài: 220 cm = 2.2m
- Chiều rộng: 140 cm = 1.4m
- Chiều cao: 240 cm = 2.4m
- Trọng lượng 1 kiện hàng: 500kg
- 1 CBM = 167 Kg (đường hàng không)
Trọng lượng thể tích CBM 1 kiện = 2.2 x 1.4 x 2.4 = 7.392 CBM * 167 = 1234.464 Kg
Trọng lượng thực tế hàng: 500 x 4 = 2000 Kg
Như vậy, trọng lượng tính cước sẽ được tính theo trọng lượng thực tế vì Trọng lượng thực tế = 2000Kg > Trọng lượng thể tích CBM đã quy đổi = 1234.464 Kg.
Kết luận
Trong hầu hết các dự án chuyển kho xưởng hay di dời máy móc, công ty Tiến Phát đều phải tính CBM cho các loại máy móc, để từ đó có thể tính ra được chi phí vận chuyển tối ưu nhất dành cho khách hàng của mình.
Hi vọng rằng, qua nội dung bài viết trên đây bạn đã hiểu CBM là gì ? Cách tính CBM đường bộ, đường biển và đường hàng không như thế nào ? Nếu bạn cần thêm thông tin gì, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể giải thích kỹ hơn cho bạn.
Nguồn nội dung tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mét_Khối